Phim Đảo Kinh Hoàng - Shutter Island
Điên là thuật ngữ được dùng xuyên suốt bộ phim nhưng có một điều điên và sang chấn tâm lý hoàn toàn khác nhau.
Teddy có thể được xem là nhân cách được Laeddis tạo ra. Sau khi đi lính Laeddis chán với những trò giết chóc man rợ, ngày trở về hắn chứng kiến cảnh 3 đứa con của mình bị vợ dìm chết. Vợ anh luôn kể với anh cảm giác có con bọ trong não của mình nhưng anh không quan tâm và giờ đây hậu quả của nó được đánh đổi bằng mạng sống con mình. Đau lòng trước sự ra đi của con, nhận thức được bệnh của vợ. Anh đã giết chết người vợ mà anh yêu. Không chấp nhận được những mất mát mình trải qua, Teddy xuất hiện như một bức tường tách Laeddis ra khỏi quá khứ đen tối, ra khỏi con người khiến chính anh khiếp sợ. (những nhân cách tồn tại độc lập sẽ có tính cách, ký ức và quá khứ độc lập đây cũng là nguyên nhân lý giải cho mạch phim sau này) Anh bị bắt vì tội cố ý giết người trong tình trạng tinh thần không ổn định được đưa đến hòn đảo này như một bệnh nhân nguy hiểm vì từng được đào tạo đặc vụ và có hành vi bạo lực.
Đây là hòn đảo cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nơi đây tập trung các bệnh nhân tâm thần nguy hiểm. Chính phủ cấp phép hoạt động cho nơi này nếu họ có thể giảm khả năng gây nguy hiểm của những bệnh nhân này. Ở đây tồn tại hai trường phái điều trị một là phân tâm của Dr. Naehring và giải phẫu thần kinh bằng cách khoan vào hố mắt tác động đến các dây thần kinh ở thùy não của Dr. Cawley. Những bệnh nhân sau khi được mổ thùy não sẽ trở nên mất hết ký ức, cảm xúc mọi cảm giác hành vi đều được điều khiển. Nhiều người cho đấy là tàn nhẫn bệnh nhân không còn là người nữa mà là những cái xác. Đó là lý do Dr. Naehring tiến hành trị liệu tâm lý đối với Laeddis nếu thành công không chỉ anh mà các bệnh nhân khác cũng sẽ được cứu, là tương lai của tâm lý trị liệu. Mọi người đã chấp nhận cho ông tiến hành thí nghiệp với Laeddis, cùng ông dựng nên vở diễn.
Đó là lý do giải thích việc cả câu chuyện đặt ra những tình tiết phi logic, cùng với những biểu hiện và hành động của ban điều hành cùng các thanh tra khác lạ (giả vờ đưa một cốc nước cho bệnh nhân, cố tình rời đi để mình teddy lang thang ở khu c, luôn có người tìm thấy teddy ở bất cứ đâu) mục đích của toàn bộ vở diễn là giúp teddy đối diện với Laeddis nhân cách mà anh cố chôn vùi, giúp anh chấp nhận con người thật của mình. Bằng việc cho anh dùng thuốc để giảm những cơn kích động khiến anh tập trung (khi không dùng thuốc anh bị đau đầu, run, có thể dẫn đến mất kiểm soát) tiến hành thôi miên bằng ánh sáng (các cảnh hồi tưởng luôn được bắt đầu bằng ánh sáng chói liên tục) hay âm thanh (cảnh nhìn thấy xác hai mẹ con trong chiến tranh âm thanh từng hồi vang lên và dần thôi thúc anh đi sâu vào con người thật của mình)
Có thể nói một trong các hình thức của phân tâm là giải mã các giấc mơ. Tất cả các ảo tưởng hay giấc mơ của teddy đều mang tính biểu tượng. Vợ con anh luôn xuất hiện với cơ thể ước sũng, khi anh ôm vợ mình từ phí sau tay anh trên bụng cô máu chảy ra hàng loạt, bên cạnh đó trong giấc mơ với căn nhà của anh lửa luôn xuất hiện (lửa là sự hủy diệt cũng là sự tái sinh, lửa còn mang ý nghĩ nhắc về những đứa con của họ) Không chỉ trong mơ thực tại lửa luôn xuất hiện qua mỗi lần bậc diêm hay gặp Rachel ở hang động đó là lửa của sự giác ngộ lửa của bản ngã
Bắt đầu phim là một màu u tối bao phủ gần như cả bộ phim là những cơn bão cuối phim lại là khung cảnh yên bình đến lạ thường. Đầu phim Teddy sợ song, lửa (nôn, không bao giờ tự châm thuốc, do cơ chế hoạt động của vô thức bị ý thức kiềm hãm nên bộc lộ qua hành vi hay biểu tưởng, đấy chính là Laeddis trong anh); đến cuối phim anh bật từng que diêm trong khu c, bơi qua ngọn hải đăng. Có thể nói đây là biểu tượng mang tính chuyển biến tâm lý của anh, anh dần đi sâu và tìm ra bản thân mình. Anh chấp nhận việc vợ mất khi đốt chiếc caravat, đứng nhìn ảo giác vợ con mình bị thêu cháy (ngọn lửa lức này là biểu tượng của linh hồn, có thể xem hình ảnh này là một biểu tượng của nghi thức mai tang chấp nhận sự ra đi) Tại sao lại là ngọn hải đăng? “nơi đây là hồi kết của anh” ảo giác về người vợ đã nói với Teddy như thế. Đúng đây là hồi kết cho câu chuyện không thật cho cái bức tường vững chãi được tạo nên. Ánh sáng của ngọn hải đăng là thứ soi đường cho kẻ lạc, là thứ chiếu xuyên qua màng đêm đặc quánh. Đó là lý do ngọn hải đăng được chọn làm biểu tượng kết phim, mọi khuất mắt được hé sáng, bóng tối trong Teddy cũng đến lúc phải xuất hiện.
Chấp nhận mọi chuyện kết phim lần đầu tiên trong cả bộ phim nhân vật chính xưng cả họ và tên cùng câu chuyện của mình qua 2 câu thoại “tôi là Andrew Laeddis. Tôi đã giết vợ mình”. Người ta cứ nghĩ câu chuyện đã kết thúc nhưng tác gải lại cho 1 cú wist hack não toàn phim “anh biết không nơi này làm tôi tự hỏi… cái nào tốt hơn. Sống như 1 con quái vật hay chết như một người tốt”.
Có lẽ khi xem đến đây người xêm sẽ lật ngược toàn bộ phim là giả, Andrew bị lừa tin rằng mình điên. Nhưng riêng tôi, khi Andrew nói câu này anh đang là bản thân mình, song anh biết anh không thể kiểm soát Teddy trong anh rồi đến lúc hắn lại sẽ làm loạn gây hại cho mọi người. Cả phim mọi người diễn riêng anh thật, cuối phim mọi người thật riêng anh lại diễn. Anh chọn làm teddy chấp nhận phẫu thuật như lời cảm ơn đến người giúp mình và suy cho cùng quá khứ đau lòng đấy không thể nào chấp nhận nên anh đã chọn xóa nó đi.
Comments
Post a Comment